Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi tôm thẻ an toàn sinh học của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú
Công nghệ Semi Biofloc là làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo; còn Biofloc là vi khuẩn dị dưỡng, tảo, mùn giúp làm sạch nước, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, tôm nuôi mau lớn, kiểm soát được dịch bệnh, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phải.
Để nuôi tôm theo công nghệ này các ao nuôi đều lót bạt nền đáy và bờ ao kết hợp hệ thống xi phông tự động. Khu nuôi phải có ao chứa nước và ao xử lý chất thải bài bản. Nước để nuôi được xử lý cẩn thận. Trước tiên. nước biển được bơm vào bể lọc, sau đó đưa vào ao lắng đất, rồi đưa vào ao lắng bạt. Sau 72 giờ đồng hồ nước sẽ sử dụng để cấp hoặc bù nước cho các ao ương, ao nuôi… Đối với con giống thả nuôi được trang trại chọn nơi sản xuất uy tín hàng đầu Việt Nam.
Mô hình nuôi tôm thẻ an toàn sinh học của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú
Ngoài hệ thống công trình ao nuôi, còn đầu tư các khu nuôi cấy vi sinh dùng hỗn hợp nước, mật rỉ đường, vi sinh… tạo biofloc trong thùng phuy để đưa xuống ao nuôi. Sau đó, chạy quạt và sục khí để biofloc phát triển để ức chế vi sinh vật gây bệnh… Đây là yếu tố quan trọng để giúp tôm nuôi sinh trưởng và phát tốt. Vì vậy, chi phí đầu tư cho 1ha khoảng 1 tỷ đồng, bao gồm công trình và thiết bị.
Mặc dù chi phí cao nhưng quy trình này giúp người nuôi an toàn, hiệu quả hơn và mang tính bền vững cao. Tôm nuôi ở đây cứ từ 2,5 - 3 tháng là thu hoạch, đạt size từ 55 - 40 con/kg, bán với giá khoảng 170 - 180 nghìn đồng/kg, cao hơn giá tôm nuôi truyền thống. Nhờ tôm lớn nhanh, kiểm soát được dịch bệnh, mỗi năm trang trại nuôi được 4 vụ. Về năng suất, các hộ nuôi theo cách truyền thống chỉ đạt 4 - 5 tấn/ha/vụ, các hộ áp dụng công nghệ biofloc năng suất trung bình đạt hơn 20 tấn/ha/vụ. Công nghệ nuôi tôm này giúp các xã viên kiểm soát được dịch bệnh trên tôm khoảng 70-80% và tỷ lệ thành công lên đến 80% so với nuôi trong ao đất. Nhờ vậy, nhiều thành viên nuôi tôm của Hợp tác xã kiếm tiền tỷ mỗi năm.
Qua 7 năm triển khai, mô hình nuôi tôm an toàn sinh học theo công nghệ biofloc, semi biofloc đã mang lại hiệu quả rất cao. Hiện Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú đã giải quyết việc làm cho 40 lao động địa phương; đồng thời, góp phần làm thay đổi tập quán nuôi tôm lâu nay của người dân, từ lạc hậu, nhỏ lẻ sang quy mô, hiện đại hơn. Người nuôi cũng chủ động kiểm soát được các yếu tố môi trường, nguồn nước, quy trình nuôi, chất thải, không sử dụng kháng sinh… Nhờ đó, tôm rất ít bị bệnh, năng suất, chất lượng tôm thương phẩm cao hơn hẳn so với nuôi tôm truyền thống./.
Theo Công thông tin điện tử UBND Thị xã Ninh Hòa
- [06/02/2024] Trợ lực để HTX mây tre đan phát huy nội lực
- [06/02/2024] HTX làm gì để tìm được khách hàng xuất khẩu?
- [06/02/2024] HTX trái cây kỳ vọng sức mua ngày cận Tết để thoát cảnh dội chợ
- [06/02/2024] Đừng để HTX và người tiêu dùng thành 'đôi đũa lệch'
- [06/02/2024] Sản phẩm OCOP của HTX đẩy mạnh phục vụ thị trường Tết Giáp Thìn
- [27/02/2020] công văn 380/SNN-PTNT về việc kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hợp tác xã, hỗ trợ phát triển làng nghề năm 2020
- [20/11/2018] Hợp tác xã Đóng tàu Song Thủy - Nha Trang, Đơn vị uy tín cao của khu vực miền Trung - niền Nam, trong đóng mới và sửa chữa tàu thuyền công suất đến 1.000 CV.
- [03/11/2018] Hợp tác xã Đúc Phú Lộc: Vướng mắc triển khai kinh phí hỗ trợ
- [16/10/2018] Vai trò dẫn dắt của hợp tác xã trong hợp tác đưa nông sản ra 'chợ' toàn cầu
- [19/09/2018] Hiệu quả mô hình chuỗi liên kết Tổ Hợp tác nghề cá với doanh nghiệp