VAI TRÒ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

|
  1. Vai trò của các chủ thể trong xây dựng chuỗi sản phẩm Nông nghiệp

Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị giúp đảm bảo cho các chủ thể (Người Nông dân và Doanh nghiệp) tham gia chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.

z5689188403909_962802d7b2cfea3aeb7c0d5d353364ba.jpg (180 KB)

Sản phẩm bưởi da xanh của HTX thu mua nông sản Hiệu Linh, Khánh Vĩnh.
 

Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu chung của Đề án là: hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường.

z5689189373778_601a9d103b5d98fee2f1d17c72def81a.jpg (311 KB)

z5689190518855_254df93299c2efdb80400a23a7a5b399.jpg (96 KB)

Chuỗi liên kết Nhà máy đường Ninh Hòa và Hộ nông dân trồng mía

 Chuỗi giá trị nông sản hiện nay thường bao gồm các công đoạn (khâu) chính: Cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại và tiêu thụ. Trong đó, người cung cấp đầu vào chủ yếu là các HTX, đại lý vật tư, cửa hàng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; người sản xuất chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ; người thu gom chủ yếu là thương lái, HTX; người chế biến chủ yếu là doanh nghiệp, còn người tiêu dùng nhận sản phẩm cuối cùng chủ yếu qua kênh bán lẻ tại chợ, cửa hàng, siêu thị…

z5689191452767_22cd9b8dd8e061e277b3dd3f1babf265.jpg (230 KB)

 Trong chuỗi liên kết, vai trò của người sản xuất (nông dân) rất quan trọng để bảo đảm sản xuất theo quy chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường

 

  1. Mô hình chuỗi liên kết sản xuất giữa các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp hiện nay:

Chuỗi nông nghiệp hình thành với sự kết hợp cả liên kết ngang và liên kết dọc, trong đó liên kết ngang giữa nông dân - nông dân, HTX - HTX, doanh nghiệp - doanh nghiệp và liên kết dọc giữa nông dân - HTX - doanh nghiệp, một số mô hình như sau:

- Tiêu thụ trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng. Nhà nông trực tiếp sản xuất sản phẩm và đưa đến tay người tiêu dùng không qua trung gian

- Doanh nghiệp liên kết trực tiếp với nông hộ thông qua mô hình liên kết tập trung hoặc mô hình nông dân làm gia công cho doanh nghiệp.

Với mô hình liên kết tập trung, doanh nghiệp cung cấp đầu vào và hướng dẫn kỹ thuật cho các nông hộ, HTX và trang trại; sau đó trang trại sẽ cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp để chế biến và tiêu thụ.

Với mô hình nông dân gia công cho doanh nghiệp, những doanh nghiệp có tiềm lực về kinh tế và đất đai đầu tư vào những sản phẩm nông nghiệp mang giá trị cao, thuê nông dân tại các trang trại của doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp đầu vào và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân được thuê.

+ Giữa nông dân và người mua, HTX đóng vai trò trung gian ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp rồi tổ chức thu mua của xã viên để bán lại cho doanh nghiệp; hoặc HTX chỉ đại diện ký hợp đồng, các thành viên sẽ trực tiếp thực hiện cung cấp hàng cho doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng đã ký.

+ Mô hình liên kết bốn nhà: (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp). Trong đó, doanh nghiệp và hộ sản xuất là hai chủ thể chính, doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng kết nối thị trường và xây dựng thương hiệu cho nông sản.

z5689192032930_7960a26010da0836ff76eb0db01d19d6.jpg (114 KB)

Sản phẩm Táo của HTX Táo Cam Thành Nam, Cam Ranh tại Hội nghị XTTM

 

- Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý và hỗ trợ cần thiết để liên kết được hình thành và phát triển. Chính quyền địa phương chủ động phối hợp thực hiện chính sách và tạo thuận lợi cho các liên kết được chặt chẽ, theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động liên kết để có những kiến nghị hay biện pháp thích hợp tăng cường hiệu quả liên kết. 

- Nhà khoa học là người đưa những kiến thức thị trường, khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh tới với nông dân và doanh nghiệp; tư vấn cho nhà nước các biện pháp tăng cường hiệu quả của mối liên kết.

  1. Hiệu quả trong việc xây dựng chuỗi sản xuất nông nghiệp:

Sự tham gia và phát triển các chuỗi nông sản mang lại nhiều lợi ích cho các bên. Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị giúp đảm bảo cho các chủ thể tham gia chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, cụ thể:

- Một là, người Nông dân được tiếp cận với thị trường một cách chủ động hơn, thay đổi cách nhìn về sản xuất, kinh doanh và liên kết hợp tác nông nghiệp; khai thác hiệu quả hơn quỹ đất, sức lao động, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và các thế mạnh của mình; có cơ hội tiếp cận với cách thức kinh doanh của doanh nghiệp, được doanh nghiệp và nhà nước hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật, phương án kinh doanh, hạn chế một số biến động thị trường và giá cả, giúp sản xuất ổn định và có kế hoạch rõ ràng, bám sát yêu cầu thị trường, tăng quyền thương lượng với đối tác để sản xuất những sản phẩm phù hợp hơn với chi phí sản xuất tốt hơn, cải thiện thu nhập và việc làm…

z5689192698846_5bdf92fab9dc0db36e4cd8067f7290e1.jpg (151 KB)

Bưởi da xanh Khánh Vĩnh, thương hiệu ưa chuộng của khách hàng

- Hai là, HTX tổ chức kết nối sản xuất và phát triển, tạo cơ hội cho các thành viên tham gia nhiều hơn, nâng cao thu nhập; đồng thời, khẳng định vai trò, uy tín của HTX trong phát triển kinh tế, nâng cao năng lực tư duy kinh doanh, kỹ năng quản lý và khả năng phân tích thị trường của các Ban lãnh đạo, thành viên HTX.

z5689193942644_300b7d0780c893722d0e5725159ddf46.jpg (113 KB)

Liên kết sản xuất tăng nội lực xây dựng Nông thôn mới tại huyện Diên Khánh

 

- Ba là, doanh nghiệp và ngân hàng tăng đầu tư và cho vay an toàn hơn vào lĩnh vực nông nghiệp, mở rộng cơ hội kinh doanh, phát triển sản xuất, tìm kiếm lợi nhuận, phát triển được vùng nguyên liệu ổn định tại HTX hoặc một số địa phương liên kết, gia tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu; có điều kiện thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng và thông tin thị trường hoặc có thể tiếp cận thành viên hay các HTX trong chuỗi liên kết thành khách hàng tiêu dùng các sản phẩm khác của doanh nghiệp.

- Bốn là, nhà khoa học trực tiếp thực hiện được vai trò tư vấn, đưa những kiến thức của mình áp dụng vào thực tiễn và trong quá trình hỗ trợ người dân sẽ đúc kết được nhiều giá trị và tìm ra được nhiều vấn đề mới trong nghiên cứu.

- Năm là, Nhà nước thêm công cụ giúp địa phương và người dân, đặc biệt là nông dân, thay đổi cách thức liên kết sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và qua đó phát triển kinh tế - xã hội địa phương; thuận lợi hơn trong việc giám sát, hỗ trợ và quản lý; định hướng các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng quy hoạch và có lợi về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.

- Sáu là, người tiêu dùng có thể có được những sản phẩm bảo đảm hơn về chất lượng, thời gian và có lợi hơn về giá cả.

 

  1. Một số hạn chế trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp hiện nay:

Trên thực tế còn tồn tại nhiều hạn chế của chuỗi giá trị nông nghiệp, như manh mún, phân tán, hạn chế cả về số lượng chuỗi, độ hoàn chỉnh, quy mô của chuỗi, mức độ chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả sản phẩm, dịch vụ của các liên kết trong chuỗi cả về đầu vào và đầu ra; về mức độ áp dụng công nghệ sau thu hoạch và bảo quản; về chi phí vận chuyển và về xây dựng thương hiệu, cung cấp thông tin và dự báo về thị trường.

Công tác thông tin, truyền thông, báo chí phổ biến kiến thức người dân cũng như các cấp quản lý dường như còn mờ nhạt, chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu kỳ vọng.

Chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chưa phát triển, nông dân chỉ tham gia khâu duy nhất là sản xuất ở quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao, tổn thất sau thu hoạch cao, và còn nhiều hạn chế khác về bảo đảm chất lượng giá trị gia tăng, bảo vệ tài nguyên nông nghiệp và môi trường.

Việc liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa bền vững do chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo thuận mua vừa bán. Tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu trung gian phân phối, nên giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở sản xuất, sức cạnh tranh chưa cao, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Công tác tuyên truyền, quảng bá, marketing giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn yếu.

Sản xuất theo chuỗi giá trị mới góp phần khiêm tốn trong phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, bảo vệ thương hiệu và quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững trước mắt và lâu dài...

Người tiêu dùng hiện nay còn thiếu thông tin về sản phẩm, chưa biết cách nhận diện sản phẩm an toàn chất lượng cao, chưa nắm được địa chỉ cơ sở sản xuất uy tín, bên cạnh đó, một bộ phận người tiêu dùng thích các sản phẩm giá rẻ. Hậu quả là, người tiêu dùng phải sử dụng hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và mất lòng tin với người sản xuất; đồng thời, kéo dài tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, hiệu quả kinh tế không cao, chưa tạo lập và củng cố các chuỗi bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

                                                         

Chuỗi liên kết Nhà máy đường Ninh Hòa và Hộ nông dân trồng mía

 Chuỗi giá trị nông sản hiện nay thường bao gồm các công đoạn (khâu) chính: Cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại và tiêu thụ. Trong đó, người cung cấp đầu vào chủ yếu là các HTX, đại lý vật tư, cửa hàng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; người sản xuất chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ; người thu gom chủ yếu là thương lái, HTX; người chế biến chủ yếu là doanh nghiệp, còn người tiêu dùng nhận sản phẩm cuối cùng chủ yếu qua kênh bán lẻ tại chợ, cửa hàng, siêu thị…

 Trong chuỗi liên kết, vai trò của người sản xuất (nông dân) rất quan trọng để bảo đảm sản xuất theo quy chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường

 

 

 

                                                          Thanh Sơn