Các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và đến năm 2050
Khoản 3 Điều 50 quy định “Nhà nước có chính sách hỗ trợ về giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán”; khoản 2 Điều 66 quy định “Chính sách phát triển chế biến lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ”; khoản 2 Điều 70 quy định “Chính sách phát triển thị trường lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ”; Điều 94 về Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng; khoản 5 Điều 99 quy định “Chính phủ ban hành chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ”.
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, tại Chương VI (Điều 87, 88, 89) Nghị định này đã quy định chi tiết Điều 94 (Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng) của Luật Lâm nghiệp về các hoạt động được ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, các chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành trong giai đoạn 2011-2020 đã góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, cải thiện sinh kế của người dân và cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Diện tích rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, chất lượng rừng từng bước được cải thiện, nhiều diện tích rừng tự nhiên đã có trữ lượng từ trung bình đến giàu; diện tích rừng trồng sản xuất tiếp tục được phát triển, trữ lượng cao, đã hình thành được vùng nguyên liệu tập trung, từng bước gắn với công nghiệp chế biến gỗ; diện tích RĐD, RPH được quản lý bảo vệ hiệu quả, các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen động vật rừng, thực vật rừng được thực hiện tốt đã góp phần bảo vệ các hệ sinh thái rừng, nâng cao độ che phủ rừng, ... ;
Theo đó, một số cơ chế chính sách trong dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản (đang trình Chính phủ)
Quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 về một số chính sách về lâm nghiệp được Nhà nước hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ gồm: Khoản 3 Điều 50 quy định “Nhà nước có chính sách hỗ trợ về giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán”; khoản 2 Điều 66 quy định “Chính sách phát triển chế biến lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ”; khoản 2 Điều 70 quy định “Chính sách phát triển thị trường lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ”; khoản 5 Điều 99 quy định “Chính phủ ban hành chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ”. Để quy định cụ thể những nội dung trên, Tổng cục Lâm nghiệp đã tham mưu cho Bộ trình Chính phủ dự thảo “Nghị định về chính sách đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản”.
Nghị định quy định các nhóm vấn đề sau:
- Về bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; rừng sản xuất là rừng tự nhiên; hỗ trợ chữa cháy rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Về cơ bản, nội dung các chính sách này được kế thừa các văn bản pháp luật hiện hành và có điều chỉnh nâng mức kinh phí bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng để bảo đảm thu nhập một ngày công của người tham gia bảo vệ rừng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tương thích với đơn giá ngày công lao động nông nghiệp hiện tại ở các địa phương.
- Về đầu tư trồng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ: Về cơ bản, nội dung các chính sách này được kế thừa các văn bản pháp luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh sau:
+ Không quy định cụ thể mức đầu tư/ha trồng rừng đặc dụng, trồng rừng phòng hộ mà căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt của từng địa phương;
+ Hoạt động làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là hoạt động mang tính chất đầu tư; mức đầu tư/ha căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được cấp từ nguồn vốn đầu tư phát triển.
+ Tăng mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ để phù hợp với thực tiễn do chi phí vật tư, giống, công lao động đều tăng so với thời điểm ban hành chính sách này.
- Về hỗ trợ trồng cây phân tán; hỗ trợ phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng; hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững: Về cơ bản, nội dung các điều này kế thừa các văn bản pháp luật hiện hành và có một số điều chỉnh về mức hỗ trợ để phù hợp với điều kiện thực tế hiện
- Về hỗ trợ sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; hỗ trợ đầu tư khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp và công trình bảo vệ rừng tại những khu rừng sản xuất: Về cơ bản, nội dung các chính sách này kế thừa các văn bản pháp luật hiện hành và có điều chỉnh nâng mức hỗ trợ do giá nhân công, vật liệu đã thay đổi so với thời điểm ban hành văn bản pháp luật hiện hành (Quyết định 38/2016/QĐ-TTg).
- Về chính sách tín dụng: Về cơ bản, nội dung điều này kế thừa quy định của văn bản pháp luật hiện hành (Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ).
- Về chính sách hỗ trợ đầu tư hợp tác, liên doanh, liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm; phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản, xây dựng và kinh phí vận chuyển cho các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn. Về cơ bản, nội dung các điều này kế thừa văn bản pháp luật hiện hành (Quyết định 38/2016/NĐ-CP, Nghị định 98/2018/NĐ-CP; Nghị định 111/2015/NĐ-CP7, ...), tuy nhiên có bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với doanh nghiệp lâm nghiệp.
- Về những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Lâm nghiệp và Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- Về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 94 Luật Lâm nghiệp và kế thừa quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8 và 9 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định cụ thể mức ưu đãi đầu tư, mức hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp trực tiếp phát triển rừng sản xuất, trồng rừng gỗ lớn, phát triển lâm sản ngoài gỗ nhưng có điều chỉnh tăng mức hỗ trợ về:
- Phát triển rừng sản xuất, trồng rừng gỗ lớn, do hiện nay diện tích trồng rừng sản xuất phần lớn chỉ còn lại ở vùng sâu, vùng xa, đất dốc, đi lại khó khăn nên chi phí sản xuất cao so với trồng cây nông nghiệp trên cùng địa bàn; hơn nữa trồng rừng chu kỳ dài, rủi ro cao không hấp dẫn doanh nghiệp; (ii) Phục hồi rừng tự nhiên; (iii) Phát triển giống cây trồng lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao,, do phát triển giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào chưa phát triển, một phần do cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, nên cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ này.
Một số cơ chế chính sách sửa đổi tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP
- Sửa đổi những nội dung về quy chế quản lý rừng, giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Sửa đổi bổ sung một số quy định về dịch vụ môi trưởng rừng;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 87, Điều 88 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, theo đó bổ sung một số hoạt động được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư;
- Bổ sung Điều 89a Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động lâm nghiệp.
Theo vca.org.vn
- [19/11/2024] Khánh Vĩnh: Mở rộng quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương
- [13/11/2024] Khánh Sơn: Hỗ trợ phát triển mã số vùng trồng
- [13/11/2024] Sôi nổi nhiều mô hình trong các hợp tác xã
- [06/11/2024] HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO UBND TỈNH VỚI CÁC HTX TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2024
- [04/11/2024] Phát triển du lịch nông nghiệp tại Cam Lâm
- [13/09/2022] Vai trò của KTTT, HTX lâm nghiệp trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu
- [08/09/2022] Phát triển nông nghiệp hữu cơ - Tạo hướng đi bền vững
- [24/08/2022] Dự báo thị trường để mở rộng đầu ra cho sản phẩm của hợp tác xã
- [24/08/2022] Khánh Sơn miền quả ngọt
- [15/08/2022] Bài 3: Giải pháp canh tác hữu cơ