Giảm nghèo với điểm tựa HTX và du lịch nông thôn
Phát triển du lịch nông thôn và thúc đẩy vai trò của kinh tế hợp tác, HTX đang là những nhân tố quan trọng góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế về nông - lâm - ngư nghiệp, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân tỉnh Hậu Giang.
HTX Mai Vàng Phú Hưng (ấp Phú Hưng, xã Đông Phú, huyện Châu Thành) nhiều năm qua trở thành “đầu tàu” dẫn dắt 31 hộ trồng mai vàng, không chỉ tạo ra hiệu quả kinh tế cao mà còn bảo đảm các quy tắc an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường.
Ấn tượng từ HTX
Hiện, HTX Phú Hưng có tổng diện tích trồng mai gần 5 ha, trong đó 50% mai được trồng tự nhiên, 10.000 cây mai được trồng chậu, hơn 1.000 cây có tuổi đời 15 - 20 năm. Bình quân mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn sản phẩm.
Nhờ sản xuất hiệu quả, nhiều năm qua, HTX mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho thành viên, người lao động, với doanh thu bình quân của thành viên đạt 100 - 200 triệu đồng/năm.
Để có được thành quả như hiện nay, HTX đã thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp từ nâng cao trình độ, kỹ thuật đến các yếu tố về an toàn lao động và bảo vệ môi trường…
Tương tự, tại xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành), HTX nông nghiệp Thạnh Phước thành lập từ năm 1999, đến nay đã phát triển sản xuất trên diện tích hơn 40 ha, chuyên sản xuất cây giống, bao tiêu chanh không hạt trong và ngoài huyện.
HTX hiện có 25 thành viên, do bà Nguyễn Thị Thiết, một nông dân sản xuất giỏi cấp quốc gia, làm Giám đốc. Nông dân tham gia HTX Thạnh Phước được hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật trồng chanh VietGAP, có đầu ra ổn định.
Trước ảnh hưởng của giá vật tư nông nghiệp tăng cao nhưng doanh thu của HTX 10 tháng đầu năm nay gần 3 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng, trở thành điểm tựa thoát nghèo, làm giàu của thành viên, người lao động.
Các chính sách thúc đẩy sản xuất nhằm xóa đói giảm nghèo tại Hậu Giang đang có thành công tích cực. |
Không chỉ là những điểm sáng mang tính chất cục bộ, khu vực kinh tế hợp tác tỉnh Hậu Giang đang có những bước tiến rất dài trong những năm qua. Toàn tỉnh hiện có 236 HTX với 6.781 thành viên, và 11.637 lao động (tăng 158 lao động so với cùng kỳ năm 2021), tổng vốn hoạt động trên 422,614 tỷ đồng.
Riêng trong nửa đầu năm 2022, tỉnh thành lập 3 liên hiệp HTX mới với số lượng 70 thành viên tham gia, tạo việc làm cho 77 lao động làm việc thường xuyên, tổng vốn hoạt động của các liên hiệp HTX này là 7,9 đồng.
Kỳ vọng du lịch xanh
Có thể thấy, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, khu vực kinh tế hợp tác, HTX có những đóng góp rất tích cực.
Bên cạnh đó, một trong những điểm sáng trong giảm nghèo của tỉnh là phát triển mô hình du lịch nông thôn. Đặc biệt, vào cuối tháng 10/2022, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 177 phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết Kế hoạch số 177 phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông - lâm - ngư nghiệp, môi trường sinh thái nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.
Kế hoạch cũng tăng cường thu hút các nguồn lực, nhất là phát huy vai trò chủ thể của người dân, cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia tích cực, chủ động của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển du lịch nông thôn Hậu Giang để xây dựng, phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ du lịch có lợi thế của tỉnh, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân.
Theo đó, đến năm 2025, Hậu Giang đặt mục tiêu có 3-5 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của tỉnh; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 50% điểm du lịch nông thôn được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số; 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn có ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch; 70% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch…
Để đạt mục tiêu, UBND tỉnh Hậu Giang khuyến khích, kêu gọi các sáng kiến, ý tưởng, dự án, mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch nông thôn và những giải pháp kết nối thị trường, marketing hiệu quả cho du lịch nông thôn.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, ngoại ngữ, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp, người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch khu vực nông thôn.
Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội và những nguồn hợp pháp khác cho phát triển du lịch nông thôn; ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tại khu vực nông thôn phù hợp với định hướng thị trường.
Theo VN Business
- [19/11/2024] Khánh Vĩnh: Mở rộng quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương
- [13/11/2024] Khánh Sơn: Hỗ trợ phát triển mã số vùng trồng
- [13/11/2024] Sôi nổi nhiều mô hình trong các hợp tác xã
- [06/11/2024] HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO UBND TỈNH VỚI CÁC HTX TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2024
- [04/11/2024] Phát triển du lịch nông nghiệp tại Cam Lâm
- [07/11/2022] Sầu riêng góp ‘trái ngọt’ vào thành công chung xây dựng nông thôn mới
- [07/11/2022] Chuyển đổi số nông nghiệp: Loay hoay từ đưa nông sản lên sàn tới ứng dụng máy bay không người lái
- [07/11/2022] HTX trước nỗi lo tăng tốc cuối năm
- [07/11/2022] Áp lực đô thị hóa đè nặng lên vai HTX
- [03/11/2022] HTX nước mắm truyền thống 'nóng lòng' tìm lối đi