Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh và các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thời gian qua
Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 trên nhiều lĩnh vực, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh đều duy trì mức tăng trưởng so với cùng kỳ như: Tốc độ tăng GRDP đạt 10,45% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 6 so với cả nước và xếp thứ 2 vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 36,39%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 96.873,3 tỷ đồng, tăng 14%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.601,2 triệu USD, tăng 18,9%; doanh thu du lịch đạt 44.138,4 tỷ đồng, tăng 61,9%; thu ngân sách nhà nước đạt 15.715 tỷ đồng, bằng 94,2% dự toán và tăng 33,5% cùng kỳ năm trước… Công tác quy hoạch tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện; nhiều hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ, hội nghị, hội thảo với các đối tác nước ngoài có nhiều tiềm năng, thế mạnh được tổ chức; nhiều hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ, hội nghị, hội thảo với các đối tác nước ngoài có nhiều tiềm năng, thế mạnh được tổ chức với quy mô lớn hơn, thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại và du lịch như: ký kết Biên bản hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Khánh Hoà với tỉnh Phú Yên và tỉnh Ninh Thuận; ký kết 02 thỏa thuận về thiết lập quan hệ hợp tác với 03 địa phương nước ngoài gồm Thủ đô Viêng Chăn (Lào), tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) và Ulsan (Hàn Quốc), Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của Khánh Hòa ở thành phố San Diego-Hoa Kỳ. 09 tháng đầu năm, tỉnh đã thu hút được 14 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 10.665,71 tỷ đồng. Có 1.271 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; với tổng số vốn đăng ký là 8.474,2 tỷ đồng. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới tính đến nay đạt 6,7 tỷ đồng. Có 551 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên 1.822 doanh nghiệp. Cùng với đó, Khánh Hòa có 1.654 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động; 224 doanh nghiệp đã giải thể. Các hoạt động kích cầu du lịch gắn với các chương trình, sự kiện văn hoá, nghệ thuật mang tầm quốc gia đặc sắc, mới lạ được tổ chức, phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách như: Liên hoan du lịch biển Nha Trang 2024, Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024, Lễ trao giải Cánh diều Vàng 2024. 9 tháng năm 2024, tỉnh Khánh Hòa đón khoảng 09 triệu lượt khách lưu trú, đạt 100% kế hoạch năm 2024. Trong đó, có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, 5,4 triệu lượt khách nội địa. Công tác an sinh xã hội được các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện kịp thời; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn khoảng 1,78%, giảm 0,33% so với cuối năm 2023. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường; thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tình hình sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Tính đến tháng 9/2024, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh được hơn 98.629 tấn, tăng 1,07% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản đạt 612,3 triệu USD; tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm đạt hơn 59.370 ha, bằng 89,95% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,58%… Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 65/92 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí, số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới bình quân chung trên địa bàn toàn tỉnh là 16,9 tiêu chí/xã....
Tình hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, tính đến tháng 9/2024, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX) toàn tỉnh có 205 HTX, 01 Liên hiệp HTX, 04 Quỹ tín dụng nhân dân, 240 Tổ hợp tác và 20 Doanh nghiệp thành viên với tổng số vốn điều lệ hơn 1.406 tỷ đồng, tổng số thành viên hơn 39.617 người, thu hút gần 13,2 nghìn lao động thường xuyên đang trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan đến các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ kinh doanh tổng hợp, khai thác, nuôi trồng thủy sản; lâm nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thương mại, xây dựng, du lịch, dịch vụ tín dụng nội bộ…. mang lại thu nhập bình quân từ 45 - 50 triệu đồng/người/năm, doanh thu bình quân 1,5 tỷ đến 1,8 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận sau thuế bình quân đạt từ 245 - 300 triệu đồng/HTX. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành 09 chuỗi liên kết, sản xuất cung cấp thực phẩm nông, thủy sản an toàn có sự tham gia của doanh nghiệp, nông dân và HTX như: chuỗi rau ở HTX Sản xuất rau an toàn VietGAP Ninh Đông, chuỗi tỏi ở HTX tỏi Vạn Hưng và HTX tỏi Ninh Vân, chuỗi sầu riêng của các HTX cây ăn quả ở Khánh Sơn, chuỗi trái cây ở các HTX Khánh Vĩnh, chuỗi xoài ở Cam Lâm, chuỗi cung cấp thịt lợn ở Nha Trang, chuỗi cung cấp thịt gà ở Cam Ranh, chuỗi tôm hùm, ốc hương, tôm thẻ ở Cam Ranh, Nha Trang, Vạn Ninh. Có 25 chủ thể là HTX được công nhận đạt OCOP 03 sao; 02 chủ thể được công nhận đạt OCOP 04 sao (trong số 200 sản phẩm đạt OCOP từ 03 đến 05 sao toàn tỉnh). Một số sản phẩm nổi bật của khu vực KTTT, HTX như: Yến sào, trầm hương, rong nho, sầu riêng, bưởi, xoài, nấm các loại, dược liệu, du lịch cộng đồng và điểm du lịch...Ngoài ra trên địa bàn toàn tỉnh có 396 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, 221 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, 36 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực và 25 sản phẩm CNNT cấp quốc gia được các cấp công nhận. Các tổ chức KTTT đã thể hiện được vai trò nòng cốt, tham gia thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy tinh thần cộng đồng chia sẽ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa; hỗ trợ việc làm và làm cầu nối giữa thành viên HTX với Nhà nước; góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển kinh tế hộ, là chỗ dựa tin cậy vững chắc cho các thành viên và nhân dân trong tiếp thu chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật, thúc đẩy chuyển đổi số và cung ứng mở rộng các hoạt động dịch vụ, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp. Nhiều HTX kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và bổ sung vốn điều lệ, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như: HTX thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Vĩnh Phước, doanh thu đạt trên 75 tỷ đồng/năm; HTX nuôi trồng thủy sản Ninh Phú, doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng/năm; HTX sản xuất chăn nuôi Bồ câu pháp Quốc Anh, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng/năm; HTX rau an toàn Ninh Đông, doanh thu đạt 6,6 tỷ/năm; các HTX vận tải ASIA, HTX vận tải Nha Trang; HTX vận tải Quyết thắng, HTX vận tải 1/5, HTX vận tải Hòa Bình với hơn 900 phương tiện, và 850 thành viên, tạo cho hơn 2.000 lao động có việc làm ổn định, doanh thu bình quân cuối năm đạt 350 tỷ đồng. Hay các HTX có doanh thu hàng năm đạt từ 03 tỷ đến 05 tỷ đồng như: HTX Trầm hương Vạn Thắng, HTX nuôi tôm hùm Cam Bình, các HTX cây ăn quả, trồng sầu riêng ở Khánh Sơn, các HTX đóng tàu, các HTX nuôi trồng, khai thác thủy sản, các HTX sản xuất muối, các HTX thương mại, dịch vụ, các HTX xây dựng... Tuy đạt được một số kết quả bước đầu, cũng như khu vực KTTT, HTX khác trong cả nước, các HTX ở tỉnh Khánh Hòa cũng đang gặp phải nhiều hạn chế, khó khăn và nguyên nhân như sau: Tốc độ tăng trưởng của khu vực KTTT, HTX còn thấp; tỷ lệ đóng góp cho ngân sách của tỉnh chưa cao; hoạt động của HTX chưa thu hút được lao động có trình đại học, cao đẳng về làm việc tại HTX; cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà xưởng, đất đai, vốn, nguồn nhân lực, thu nhập thành viên, định hướng trong hoạt động SXKD, liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn… Nguyên nhân chính là thiếu vốn hoạt động, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành của HĐQT, của BGĐ trong việc tổ chức các hoạt động dịch vụ và SXKD của các HTX chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong nền cơ chế thị trường và hội nhập. Mặt khác đội ngũ cán bộ quản lý HTX nhiều đồng chí lớn tuổi, ít được đào tạo cơ bản và cập nhật những kiến thức mới cũng như tiếp cận công nghệ thông tin, công nghệ số…làm ảnh hưởng đến kết quả xây dựng và phát triển của khu vực KTTT, HTX.
Các chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã như: Chương trình hành động số 46-CTr/TU, ngày 06/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Nghị Quyết số 04/NQ-HĐND, ngày 21/7/2023 của HĐND tỉnh Quy định mức chi hỗ trợ đào tạo đối với thành viên, người lao động KTTT và hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Nghị Quyết số 06/NQ-HĐND, ngày 19/7/2023 của HĐND tỉnh Quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch số 5718/KH-UBND, ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 4325/QĐ-UBND, ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án đổi mới, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025. Quyết định số 1510/QĐ-UBND, ngày 30/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch số 1627/KH-UBND, ngày 24/02/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 46-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới. Kế hoạch số 4342/KH-UBND, ngày 08/5/2023 của UBND tỉnh về Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Kế hoạch số 3418/KH-UBND, ngày 02/4/2024 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ về phát triển HTX nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch số 4054/KH-UBND, ngày 14/4/2024 của UBND tỉnh Về triển khai thực hiện Quyết định số 182/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển KTTT trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
Về hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến sản phẩm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025: Xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gió sản phẩm, xưởng sơ chế, chế biến và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng động thành viên. Xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp (bao gồm: Cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn
nước, đập dâng, kênh, bể chứa nước, công trình trên kênh và bờ bao các loại, hệ
thống cấp nước đầu mối phục vụ tưới tiết kiệm; đường trục chính giao thông nội
đồng, đường ranh cản lửa, đường lâm nghiệp). Xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy hải sản bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, công trình xử lý nước thải chung đối với vùng nuôi trồng thủy sản; hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè; nâng cấp và phát triển lồng bè nuôi
trồng hải sản tập trung của hợp tác xã nông nghiệp trên biển.
Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ: 80% chi phí đầu tư dự án (trong đó, vốn
ngân sách tỉnh 70%, vốn ngân sách cấp huyện 30%, hợp tác xã đóng góp 20%
chi phí đầu tư). Về Chính sách hỗ trợ tín dụng, theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh được xem xét cho THT, HTX, LHHTX cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau: THT được vay tối đa 300 triệu đồng. HTX hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được vay tối đa 01 tỷ đồng. HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn
nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được
vay tối đa 02 tỷ đồng. LHHTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịchvụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ được vay tối đa 03 tỷ đồng. Các THT, HTX, LHHTX được vay không có tài sản bảo đảm như trên phải
nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với
các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp
do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Lãi suất cho vay và thời hạn cho vay thực hiện theo quy định tại Điều10, Điều 11 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ. Ngoài ra, HTX tiếp cận nguồn vốn Qũy hỗ trợ phát triển HTX của Liên
minh HTX Việt Nam. Về hỗ trợ kinh phí đưa lao động trẻ về làm việc tại HTX, Ngày 21/7/2023, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND về việc quy định mức hỗ trợ đào tạo đối với thành viên, người lao động trẻ về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 (từ 01/8/2023-31/12/2023), mức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí ăn ở cho tối đa 02 học viên/01 khóa đào tạo nâng cao năng lực đối với thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các tổ chức kinh tế tập thể, với mức chi bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vung. Hỗ trợ tối đa 02 lao động trẻ về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể với mức hỗ trợ hàng tháng bằng 1,5 mức lương tối thiểu vùng. Về hỗ trợ đổi mới, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025 theo Quyết định số 4325/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa, Theo Quyết định UBND tỉnh phê duyệt, tỉnh ưu tiên đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, ưng dụng công nghệ cao phát triển tạo ra sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững….với tổng kinh phí: 44 tỷ 247 triệu. Trong đó: Năm 2022: 15 tỷ 986 triệu; Năm 2023: 10 tỷ 987 triệu; Năm 2024: 8 tỷ 487 triệu; Năm 2025: 8 tỷ 787 triệu.
Một số nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2025 (1) Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về bản chất, vị trí, vai trò về phát triển kinh tế tập thể là yêu cầu và xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xác định phát triển KTTT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cấp ủy đảng, Chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh HTX và các tổ chức đại diện phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phát triển KTTT theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Luật HTX năm 2023 (2) Tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với KTTT, nâng cao vai trò của các thành viên BCĐ đổi mới và phát triển KTTT, HTX tỉnh, tạo sự thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt, toàn diện trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, tổ chức thực hiện hiệu có quả các Nghị quyết của Đảng và Luật HTX năm 2023 về KTTT, HTX (3) Hướng dẫn các HTX lĩnh vực nông nghiệp chuyển hướng hoạt động theo mô hình dịch vụ tổng hợp, đa ngành, nghề, có nhiều dịch vụ; chú trọng tăng cường liên kết với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản, gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Hỗ trợ xây dựng và phát triển các HTX nông nghiệp, gắn với xây dựng chuỗi giá trị, gắn với du lịch cộng đồng, sinh thái và sản phẩm OCOP của địa phương nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo việc làm và tăng thu nhập cho thành viên, hoàn thành chương trình mục tiêu QGXDNTM trên địa bàn tỉnh (4) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin thị trường, chú trọng thị trường xuất khẩu. Kết nối hỗ trợ các tổ chức KTTT tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu, quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, trong đó chú trọng sản phẩm nông nghiệp, mặt hàng thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống của địa phương có thế mạnh hướng đến xuất khẩu (5) Căn cứ Luật HTX năm 2023, Luật Đất đai năm 2024: trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ưu tiên bố trí quỹ đất cho HTX thuê; ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với HTX chưa được hỗ trợ thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Tạo điều kiện để HTX sử dụng đất ổn định trong hoạt động SXKD theo quy định của pháp luật về đất đai (6) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, tập huấn các chính sách pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách thuế cho các HTX; sửa đổi, bổ sung, miễn, giảm, gia hạn cho các tổ chức KTTT. Thực hiện kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chính sách hỗ trợ, ưu đãi miễn, giảm, gia hạn về thuế, phí, đất đai cho các tổ chức KTTT theo quy định của pháp luật (7) Tiếp tục tạo điều kiện cho các HTX được thụ hưởng chính sách tiếp cận vốn như: vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX theo quy định của Chính phủ (8) Tiếp tục xây dựng mô hình HTX gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Hỗ trợ HTX chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất và lưu thông sản phẩm. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số, năng lực chuyển đổi số cho cán bộ quản lý HTX, trong đó có cập nhật, phổ biến những xu thế ứng dụng công nghệ số mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp (9) Rà soát, đánh giá hiệu quả của các tổ chức KTTT trên địa bàn; sắp xếp lại các HTX hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể và các HTX chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của Luật HTX 2023. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ các HTX nông nghiệp đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025. Thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút cán bộ trẻ tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trên đại học về làm việc tại các HTX nông nghiệp theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (10) Tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị với các Bộ, ban, ngành và Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT, HTX Trung ương tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách về KTTT cho phù hợp với Luật HTX năm 2023./.
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KTTT, HTX 2024
Thực hiện: Trung Dũng - CT Liên minh HTX tỉnh
- [19/11/2024] Khánh Vĩnh: Mở rộng quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương
- [13/11/2024] Khánh Sơn: Hỗ trợ phát triển mã số vùng trồng
- [13/11/2024] Sôi nổi nhiều mô hình trong các hợp tác xã
- [06/11/2024] HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO UBND TỈNH VỚI CÁC HTX TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2024
- [04/11/2024] Phát triển du lịch nông nghiệp tại Cam Lâm
- [28/10/2024] Doanh nghiệp Canada quan tâm đến các đặc sản của Khánh Hòa
- [28/10/2024] Khánh Sơn - Điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư
- [28/10/2024] Hướng dẫn tổ chức hoạt động, bình xét thi đua của các cụm, khối
- [25/10/2024] LỚP BỒI DƯỠNG “KIẾN THỨC VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP, CỘNG ĐỒNG, SINH THÁI VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH (MÔ HÌNH) THI ĐUA CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XIX, ĐẠI HỘI LIÊN MINH HTX TỈNH LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2025 – 2030”
- [24/10/2024] Cần chính sách cụ thể cho HTX mạnh dạn tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn