LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH KHÁNH HÒA

|

Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (KTHT, HTX) với tư cách là một thành phần kinh tế, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, xã hội của nước ta. Thực tiễn đã chứng minh, trong mỗi giai đoạn của cách mạng, khu vực KTHT, HTX luôn luôn có những đóng góp quan trọng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các tổ đổi công, tổ vần công… rồi đến HTX đã có những đóng góp trong việc hỗ trợ người dân, nhất là nông dân sau khi có ruộng đất biết hỗ trợ nhau sản xuất, vừa phục vụ bản thân vừa tham gia kiến quốc. Nhất là trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, các HTX nông nghiệp là hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bước sang thời kỳ đổi mới từ nền kinh tế sản xuất - kinh doanh tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, trong các thành phần kinh tế, kinh tế tập thể chậm đổi mới nhất do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, dù được củng cố và phát triển nhưng so với các thành phần kinh tế khác có phần tụt hậu (tốc độ tăng trưởng chỉ bằng 1/2 so với các thành phần kinh tế khác và tỷ trọng đóng góp GDP ngày càng giảm). Phong trào hợp tác xã nước ta rơi vào tình trạng suy thoái, phần lớn các hợp tác xã làm ăn thua lỗ kéo dài, nhiều hợp tác xã tan rã, giải thể, số lượng hợp tác xã trong các ngành kinh tế giảm mạnh. Trước năm 1988, cả nước có 83.000 hợp tác xã thì đến năm 1992 chỉ còn 20.000 hợp tác xã, trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp chỉ còn 3000 hợp tác xã bằng 10% so với năm 1988, các hợp tác xã mua bán giảm từ 9.300 hợp tác xã xuống còn 1000 hợp tác xã trong đó, 60% rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ nần không có khả năng thanh toán, 95% hợp tác tín dụng và 80% hợp tác xã vận tải giải thể, tan rã.

Đứng trước tình hình đó, để góp phần khôi phục và phát triển hợp tác xã trong những điều kiện mới của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách làm đòn bẩy để phát triển kinh tế tập thể, trong đó hợp tác xã là nòng cốt, vì phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã không chỉ là mục tiêu kinh tế mà còn là mục tiêu xã hội. Do đó, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế hợp tác, hợp tác xã là xác lập môi trường thể chế, tạo điều kiện tâm lý xã hội thuận lợi cho khu vực kinh tế tập thể phát triển, giúp cho kinh tế hộ, những người lao động nghèo hợp tác với nhau làm ăn, tạo được sức mạnh trong sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập, thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, hạn chế mức độ phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Đồng thời, cơ cấu lại tổ chức đại diện hợp tác xã bằng việc quyết định thành lập Hội đồng Lâm thời các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên cơ sở sát nhập Ban trù bị Đại hội thành lập Hội đồng Trung ương các hợp tác xã và đơn vị sản xuất công nghiệp - ngoài quốc doanh và Ban quản lý hợp tác xã mua bán Việt Nam. Hội đồng Trung ương Lâm thời các Doanh nghiệp - ngoài quốc doanh có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã và các Doanh nghiệp - ngoài quốc doanh khác phát triển, chuẩn bị tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc các Doanh nghiệp - ngoài quốc doanh…

Tháng 10 năm 1993, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ về việc hình thành một tổ chức có chức năng đại diện hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của hợp tác xã, Đại hội đại biểu toàn quốc các hợp tác xã tổ chức tại thủ đô Hà Nội đã quyết định thành lập Hội đồng Liên minh các hợp tác xã Việt Nam, trên cơ sở kế thừa của Hội đồng Trung ương Lâm thời các Doanh nghiệp - ngoài quốc doanh.

Năm 2000, Đại hội lần thứ 2, tại Đại hội này Hội đồng Liên minh các hợp tác xã Việt Nam được đổi tên thành Liên minh hợp tác xã Việt Nam (và tên gọi này duy trì đến hiện nay).

Tại Khánh Hoà, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 201/UB ngày 31/3/1992, thành lập Ban Vận động để thành lập Hội đồng Lâm thời các Doanh nghiệp - ngoài quốc doanh và chỉ định đồng chí Nguyễn Tấn Duy (Giám đốc Sở Công nghiệp) làm Trưởng Ban và một số ủy viên cơ cấu từ các sở ban, ngành, các hợp tác xã phi nông nghiệp, doanh nghiệp trong tỉnh. Qua một năm vận động số thành viên gia nhập tổ chức gồm 40 đơn vị là các công ty, doanh nghiệp và các hợp tác xã phi nông nghiệp. Tháng 2/1993, được sự thống nhất của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban Vận động tổ chức Đại hội thành lập Hội đồng Lâm thời các Doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp, được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận tại quyết định số 249/QĐ-UB ngày 10/02/1993, đồng chí Nguyễn Văn Trung - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh được bầu làm Chủ tịch. Nhiệm vụ được giao:

Tuyên truyền, vận động các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia Hội đồng và kết nạp thành viên, chuẩn bị công việc cần thiết như nghiên cứu xây dựng Điều lệ, đề ra phương hướng củng cố phát triển Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở địa phương để tổ chức Đại hội lập ra Hội đồng các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

 Đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, phản ánh nguyện vọng và kiến nghị sửa đổi bổ sung các chế độ chính có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp.

Sau gần 4 năm hoạt động theo nhiệm vụ được giao, Hội đồng Lâm thời các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã kết nạp được 120 thành viên và được sự đồng ý của Tỉnh uỷ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Hội đồng tiến hành tổ chức Đại hội:

- Đại hội đại biểu lần thứ nhất tiến hành 2 ngày, ngày15 - 16/ 01/ 1997, (nhiệm kỳ 1997 - 2002) tại thành phố Nha Trang, tên gọi chính thức là Hội đồng Liên minh các hợp tác xã và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Khánh Hoà, đồng chí Phạm Lễ được bầu làm Chủ tịch. Ban Chấp hành cú 29 ủy viên (11 ủy viên Ban Thường vụ).

- Đại hội Liên minh lần thứ 2 (Nhiệm kỳ 2002 - 2007) vào ngày 29 - 30/8/2002 tại đại hội này, đổi tên là Liên minh hợp tác xã tỉnh Khánh Hoà, đồng chí Mai Thanh Liêm được bầu làm Chủ tịch. Ban Chấp hành cú 33 ủy viên (11 ủy viên Ban Thường vụ).

- Đại hội lần thứ 3 (Nhiệm kỳ 2007 - 2012), đồng chí Mai Thanh Liêm được bầu lại Chủ tịch Ban Chấp hành cú 33 ủy viên (11 ủy viên Ban Thường vụ).

- Đại hội lần thứ 4 (Nhiệm kỳ 2012 - 2017), vào ngày 11 - 12/12/2012 đồng chí Trịnh Công Ấn được bầu làm Chủ tịch và Ban Chấp hành có 29 ủy viên (13 ủy viên Ban Thường vụ).

- Đại hội lần thứ 5 (Nhiệm kỳ 2017- 2022), vào ngày 26 - 27/12/2017, đồng chí Đinh Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch. Ban Chấp hành có 35 ủy viên (11 Ủy viên Ban Thường vụ).

- Đại hội lần thứ 6 (Nhiệm kỳ 2020- 2025), vào ngày 30/10/2020, đồng chí Đinh Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch. Ban Chấp hành có 35 ủy viên (11 Ủy viên Ban Thường vụ)

Nhìn lại chặng đường 30 năm Liên minh HTX tỉnh đã triển khai thực hiện nhiệm vụ, cơ bản hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, quy định của Điều lệ, đóng góp và mang lại lợi ích thiết thực đối với thành viên hợp tác xã; giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong tỉnh, làm cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; tuyên truyền, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; phối hợp tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ; xây dựng mô hình hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị; bộ máy tổ chức và hoạt động từng bước củng cố và hiệu quả hơn; vai trò, vị thế của Liên minh Hợp tác xã tỉnh được khẳng định.

DSC06974.JPG (99 KB)

( Hình ảnh:tại đại hội LMHTX Nhiệm kỳ 2020 - 2025)

Với những thành tích đóng góp to lớn đó Liên minh HTX tỉnh và thành viên HTX đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý:

  • Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới: 02 đơn vị.
  • Huân chương Lao động hạng Ba cho: 6 tập thể và 4 cá nhân.
  • Cờ của Thủ tướng Chính phủ: 02
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 10
  • Cờ thi đua Cụm duyên hải miền trung: 02
  • Cờ thi đua phong trào thi đua khối tổ chức xã hội 1 : 02
  • Hàng trăm bằng khen UBND tỉnh, LMHTX Việt Nam, kỷ niệm chương ‘‘ Vì sự nghiệp phát triển Hợp tác xã
Minh