Liên minh HTX Việt Nam đề ra chỉ tiêu Phấn đấu có 100% Liên minh Hợp tác xã các địa phương Quỹ Hỗ trợ phát triển trong năm 2019

|

- Năm 2018 cả nước thành lập mới 2.366 hợp tác xã, 15 liên hiệp hợp tác xã và 7.840 tổ hợp tác.

- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phân bổ cho Liên minh Hợp tác xã tỉnh Khánh Hòa 5 tỷ, để cho các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh vay với lãi suất ưu đãi.

Năm 2018, kinh tế hợp tác, hợp tác xã tiếp tục phát triển trên địa bàn cả nước và hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã đang trở thành thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2018 cả nước thành lập mới 2.366 hợp tác xã, 15 liên hiệp hợp tác xã và 7.840 tổ hợp tác. Theo đó cả nước có 22.456 hợp tác xã, tăng 8% so với năm 2017 (57/63 tỉnh, thành phố tăng về số lượng HTX); trong đó có 13.712 hợp tác xã nông nghiệp, tỉ lệ hoạt động hiệu quả chiếm gần 50%; 7.563 hợp tác xã phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, môi trường…), tỉ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả chiếm hơn 60%; 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, phần lớn hoạt động có hiệu quả; có 74 liên hiệp hợp tác xã, tỉ lệ hoạt động có hiệu quả gần 50%; 103.435 tổ hợp tác.

QTDVP.jpg (132 KB)

Quỹ Tín dung Vĩnh Phương Nha Trang

Các thành phần kinh tế hợp tác, tư nhân ở các địa phương đẩy mạnh khai thác lợi tế điều kiện tự nhiên – xã hội, sản phẩm đặc sản, ngành nghề truyền thống và chính sách hỗ trợ của nhà nước thông qua chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Kinh tế hợp tác, hợp tác xã có tác động tích cực đối với phát triển nền kinh tế - xã hội ở các địa phương. Khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã và các thành viên đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, quy mô và tỉ trọng có xu hướng tăng; cung ứng hàng hóa tiêu dùng góp phần ổn định giá cả thị trường.

Kinh tế hợp tác, hợp tác xã là thành tố quan trọng cho việc tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong năm 2018, năm 2019, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đặt ra mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khả năng tài chính; liên kết chặt chẽ hệ thống trong mọi hoạt động; thống nhất tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu quả chỉ đạo và điều hành theo quy định của điều lệ. Đảm bảo công tác thông tin, báo cáo kịp thời, chất lượng và nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức và người lao động. Phấn đấu số hợp tác xã thành viên tăng khoảng 20% so với năm 2018, chiếm tối thiểu 80% tổng số hợp tác xã của cả nước. Phấn đấu 100% Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố có Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Phấn đầu từ 30 – 50% cán bộ của hệ thống được đào tạo, đào tạo lại, chú trọng đào tạo kiến thức tư vấn, hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị.

Đặc biệt, trong năm 2019 này, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sẽ tập trung để mở rộng, bứt phá và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ hợp tác về vốn tín dụng, xúc tiến thương thương mại, công nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường, tập trung cho các hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị; phân bổ chỉ tiêu cho vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cho tỉnh, thành phố; tăng cường hợp tác, liên kết với Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thị nông sản, hàng hóa cho các hợp tác xã.

                                                            Thanh Hà (theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam)

Tin tức khác