Quy định về hoạt động của ngân hàng hợp tác xã
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định hoạt động của ngân hàng hợp tác xã bao gồm: Hoạt động đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; hoạt động đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên; vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá; mở tài khoản, tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán; hoạt động kinh doanh khác.
Hoạt động đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên
Theo Thông tư quy định, hoạt động của ngân hàng hợp tác xã đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên gồm:
Nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn.
Mở tài khoản thanh toán, cung cấp phương tiện thanh toán cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản trong nước cho quỹ tín dụng nhân dân thành viên bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, dịch vụ thu hộ và chi hộ.
Cho vay quỹ tín dụng nhân dân thành viên để xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản. Cho vay đặc biệt quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Xây dựng, hỗ trợ phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn.
Kiểm tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về nội dung, phạm vi, thời hạn kiểm tra, giám sát.
Thực hiện kiểm toán nội bộ đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
Ban hành, công bố mẫu sổ tiết kiệm trắng và cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
Hoạt động đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên
Về hoạt động của ngân hàng hợp tác xã đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên, Thông tư quy định gồm:
Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; thư tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng.
Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
Cung ứng các phương tiện thanh toán.
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản trong nước, bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.
Các dịch vụ khác liên quan đến thư tín dụng.
Các hoạt động kinh doanh khác.
Vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định ngân hàng hợp tác xã được hoạt động:
Vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mua, bán giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cho vay, vay, gửi tiền, nhận tiền gửi, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Mở tài khoản, tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán
Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện các hoạt động: Mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước; mở tài khoản tại tổ chức tín dụng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản; tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.
Hoạt động kinh doanh khác
Ngoài ra, ngân hàng hợp tác xã được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
Dịch vụ quản lý tiền mặt; dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
Cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản bao gồm: dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán không qua tài khoản khác;
Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong hoạt động ngân hàng, giao đại lý thanh toán.
Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau theo quy định của pháp luật có liên quan: Mua, bán trái phiếu Chính phủ; phát hành trái phiếu.
Đại lý bảo hiểm theo quy định sau: Khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng hợp tác xã có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm, ngân hàng hợp tác xã được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại hình bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, ngân hàng hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo Báo Chính Phủ
- [19/11/2024] Khánh Vĩnh: Mở rộng quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương
- [13/11/2024] Khánh Sơn: Hỗ trợ phát triển mã số vùng trồng
- [13/11/2024] Sôi nổi nhiều mô hình trong các hợp tác xã
- [06/11/2024] HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO UBND TỈNH VỚI CÁC HTX TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2024
- [04/11/2024] Phát triển du lịch nông nghiệp tại Cam Lâm
- [15/07/2024] Đưa nông sản "lên sóng"
- [10/07/2024] DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN CẦN MỘT CÁCH LÀM HIỆU QUẢ TỪ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI
- [04/07/2024] Kiểm soát nội bộ giúp HTX hạn chế rủi ro
- [04/07/2024] Một số điểm mới, nổi bật của Luật Hợp tác xã có hiệu lực từ ngày 1/7/2024
- [04/07/2024] Từ 1/7/2024, Luật Hợp tác xã chính thức có hiệu lực