Nhiều năm gắn bó với cây lúa, ngô, khoai… nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với sự chịu khó tìm tòi, học hỏi và nhận thấy tiềm năng phát triển của cây gai xanh, anh Quách Phiến ở xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đã quyết tâm thành lập hợp tác xã (HTX), phát triển trồng cây gai xanh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.

Nhìn từ “trend măng cụt” đang “nổi sóng” trên nền tảng TikTok và việc trái măng cụt xanh sốt giá, đắt hàng để thấy việc tạo “trend” (trào lưu) trên mạng xã hội có thể là nhân tố quan trọng giúp cho nông sản Việt được giá và được cả đầu ra. Nhất là khi người tiêu dùng trẻ đang chạy theo “trend” càng đòi hỏi các nhà sản xuất nông sản phải thích ứng tốt. 

Hội chợ giống, vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023… được UBND TP.Hà Nội tổ chức từ ngày 18 - 21/5 với sự tham dự của nhiều HTX, doanh nghiệp, làng nghề trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành cả nước.

Từng được mệnh danh là “rốn phèn, rốn lũ”, từ một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhờ đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay Tân Phước đã trở thành miền đất hứa, giúp không ít người nông dân nghèo vươn lên.

Với mong muốn giúp người dân thoát nghèo, huyện Mang Yang đã triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, khuyến khích phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, thành lập HTX kiểu mới nhằm giúp người dân từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hai xã Hưng Điền A và Khánh Hưng thuộc huyện vùng biên Vĩnh Hưng (tỉnh Long An) đang cho thấy tính hiệu quả rõ trong việc phát triển HTX trồng lúa sạch theo hướng hữu cơ, canh tác bền vững. Qua đó giúp cho nông dân vươn lên khấm khá, không còn cảnh nghèo túng, góp phần xây dựng và giữ gìn biên giới ngày càng vững chắc.

Với mô hình trồng nấm hàng hóa tại Lộc Tân (Lộc Lâm, bảo Lâm, Lâm Đồng), Tổ hợp tác trồng nấm thôn 3 không chỉ mang về thu nhập ổn định cho người dân mà còn thúc đẩy người dân liên kết hợp tác, cùng nhau làm kinh tế hàng hóa trên quy mô lớn.

Trên cánh đồng rộng hơn 20 ha ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, anh Lương Văn Trường cùng các thành viên HTX thanh niên Nam Đại Dương tổ chức liên kết, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển mô hình trồng lúa hiện đại, gặt hái thành công lớn.

Bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và xã hội, yêu cầu đổi mới trong xây dựng nông thôn mới, một số HTX ở Quảng Trị đã có kế hoạch và thực hiện chuyển đổi số một cách phù hợp.

Việc các HTX ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mận hậu ở Sơn La không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thay đổi tư duy sản xuất mà còn giúp loại nông sản đặc trưng, chủ lực của tỉnh có sức cạnh tranh trên thị trường.