Với tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp, Hợp tác xã (HTX) chè Hảo Đạt, ở xã Tân Cương (Thái Nguyên) đã giúp các thành viên và hàng chục lao động tại địa phương đổi đời cùng sản vật quê hương. HTX Hảo Đạt xứng đáng là tấm gương của xứ chè Thái Nguyên để các HTX, hộ trồng chè khác noi theo nhằm phát huy được hết thế mạnh của vùng chè Tân Cương…

Nuôi vịt biển theo phương pháp an toàn sinh học, mỗi thành viên HTX Chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) thu lãi từ 2 – 3 tỷ đồng/năm, yên tâm gắn bó với HTX.

Hai xã vùng đệm của huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) là An Minh Bắc và Minh Thuận đang phát triển mạnh các HTX nông nghiệp nhằm tạo ổn định đầu ra nông sản, giúp nông dân nâng cao thu nhập, thoát cảnh bấp bênh. Việc định hướng liên kết phát triển sản xuất thông qua HTX ở vùng đệm này được kỳ vọng là “bệ phóng” giúp người dân địa phương giảm nghèo bền vững.

Với mục tiêu trở thành một trong những đơn vị tiên phong áp dụng tốt những quy trình chuẩn hóa và hiện đại vào mô hình trồng rau hữu cơ an toàn của Thủ đô, HTX Ba Chữ (huyện Đông Anh, Hà Nội) đang từng bước đẩy mạnh việc phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời luôn có sự chăm lo, động viên kịp thời đến các thành viên tham gia HTX.

Mặc dù HTX là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp, còn doanh nghiệp là đầu tàu trong chuỗi giá trị sản xuất. Vậy nhưng, nhiều yếu tố đang khiến hoạt động liên kết này chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp, nên còn hạn chế trong khai thác tiềm năng của chuỗi liên kết.

HTX Laba Banana Đạ K’Nàng vốn được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết tới với sản phẩm chuối Laba thơm lừng, ngọt và dẻo sánh. Đáng chú ý, với mô hình chuối Laba, HTX đã mang lại niềm vui cho rất nhiều thành viên tham gia, sau khi trừ chi phí, mỗi năm thu lợi nhuận 300 triệu đồng/ha.

Trong bối cảnh hiện nay, tiêu dùng nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn đang là xu hướng chủ đạo toàn cầu. Ngay giữa lòng TP. Hà Nội, nhiều mô hình, cách làm hay trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hướng “xanh, sạch, hiện đại” được nhiều HTX thực hiện, giúp ổn định đầu ra sản phẩm và tăng thu nhập cho các thành viên.

Với việc thực hiện tốt cung ứng chuỗi dịch vụ, tiêu thụ nông sản nói chung, cây quế nói riêng, các HTX trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đang tạo được vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô, sản lượng đáp ứng yêu cầu thị trường. Từ đó, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều nông dân, thành viên HTX đã linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội để bán hàng nông sản nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng, 5 năm trở lại đây bắt đầu xuất hiện những mô hình thanh niên khởi nghiệp từ mô hình HTX, đứng ra thuê, mượn lại đất nông nghiệp bỏ hoang không canh tác của nông dân để quy vùng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác.