Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gần 10 năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã từng bước hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả, qua đó nâng cao thu nhập, giá trị kinh tế cho nông dân.

Để giúp công tác giảm nghèo ở huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đạt hiệu quả cao, rất cần các HTX, tổ hợp tác phát huy tốt vai trò của mình. Điển hình như HTX Nông nghiệp Gia Phát là minh chứng cho sự chuyển đổi hiệu quả của nghề nuôi chim cút trong huyện từ quy mô gia đình sang quy mô HTX gắn kết với nhau để có “hướng đi dài”. 

Với đam mê trồng rau sạch, chị Cấn Thị Thùy Trang đã bỏ nghề diễn viên múa lên vùng cao Thung mu, xã Quyết Chiến (Tân Lạc, Hòa Bình) thành lập HTX nông nghiệp hữu cơ V-Organic. HTX đã giúp bà con ở vùng cao thay đổi phương thức sản xuất sang hướng canh tác bền vững, thu về giá trị cao hơn nhiều lần, giảm nghèo bền vững. 

Bằng việc đầu tư bài bản những lồng cá lớn, nhiều HTX ở Đại Từ (Thái Nguyên) đã tận dụng thế mạnh của hồ Núi Cốc để nuôi cá Lăng trong lồng, mang lại nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cây rau má đang trở thành cây xóa nghèo, làm giàu ở nhiều địa phương từ trong Nam ra ngoài Bắc nhờ những thay đổi trong phương thức sản xuất, đặc biệt là sự ra đời của các HTX phát triển mô hình theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng.

Nằm lưng chừng giữa đồng bằng và miền núi, kinh tế và thu nhập của người dân thôn Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi xưa nay vốn bấp bênh và gần như không ai biết đến. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, sau khi HTX Nông nghiệp - Dịch vụ và Du lịch cộng đồng Bình Thành triển khai mô hình trồng cây ăn quả, kết hợp du lịch đã giúp địa phương này điền tên vào bản đồ du lịch Quảng Ngãi.

Những năm gần đây, các làng nghề thủ công truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ làng nghề qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng. Vì vậy, phát triển du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng đang được coi là một hướng đi tất yếu để vừa phát triển du lịch vừa giữ gìn những tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Việc thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả của HTX Sản xuất kinh doanh dịch Vụ muối Khánh Nhơn ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đã giúp bà con yên tâm sản xuất muối và nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.

Nhiều năm gắn bó với cây hồ tiêu, ông Vũ Quang Chiểu, ở xã Trường Xuân (Đắk Song, Đắk Nông) nhận thấy việc sản xuất theo hướng hữu cơ góp phần rất lớn trong việc nâng cao giá trị cho cây trồng, từ đó tăng thu nhập, thoát nghèo và vươn lên khá giả.

Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ giúp HTX, nông dân tạo ra số lượng hàng hóa lớn, phù hợp với nông nghiệp hiện đại và tạo dựng được các chuỗi giá trị bền vững. Tuy nhiên, mới chỉ có ít HTX thực hiện cơ giới hóa đồng bộ nhờ sản xuất tập trung trên quy mô lớn và xây dựng được các mối liên kết bền chặt với các đơn vị liên quan.