Tích tụ ruộng đất thành cánh đồng rộng lớn, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn VietGap, chuyển đổi hữu cơ vùng trồng là lựa chọn giúp nhiều HTX tại Hà Tĩnh thành công trong hành trình xây dựng giá trị sản phẩm khác biệt gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái. Từ đó, thu về hàng trăm triệu đồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ dừng lại ở sản xuất thông thường, nhiều HTX đang ứng dụng công nghệ, nâng cao hàm lượng trí tuệ để “đổi đời cho rác”, thu hàng tỷ đồng từ những nguyên liệu tưởng như bỏ đi như lá dứa, bẹ chuối…

Với nhiều bà con dân tộc thiểu số ở xã biên giới Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông), cây trồng mắc ca đã đem tới nguồn thu nhập chính, cuộc sống ấm no cho nhiều gia đình. Trong đó, nhiều hộ dân đã tham gia HTX Nông nghiệp Long Việt nhằm phát triển bền vững loại cây trồng này.

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với du lịch, gia tăng thu nhập cho nông dân, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có thúc đẩy HTX thực hiện chuỗi giá trị nông sản VietGAP, hữu cơ.

Vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, HTX còn thấp nên việc chủ động tìm kiếm, kết nối với các nguồn vốn khác sẽ giúp HTX chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.

Ngày càng có nhiều HTX trên địa bàn các tỉnh miền Tây ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra những hạt gạo sạch theo tiêu chuẩn châu Âu, từ đó nâng cao giá trị canh tác, làm giàu cho nông dân.

Sự ra đời của hàng loạt mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, trong đó có các HTX, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế dịch vụ.

Lục Ngạn là huyện miền núi có 29 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã vùng đặc biệt khó khăn. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 51%. Song với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần đoàn kết vươn lên của nhân dân, đến nay cuộc sống người dân huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã ngày càng no ấm, diện mạo nông thôn cũng được thay da đổi thịt.

Nằm cách trung tâm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên khoảng 10km, giáp với sườn Đông của dãy núi Tam Đảo có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao và đất đai màu mỡ, vùng chè La Bằng đang ngày càng vươn tầm thương hiệu, giá trị sản xuất liên tục gia tăng.