Nhờ sản xuất sạch, ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật, HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du (xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) đang trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế, làm giàu cho thành viên với mô hình trồng nho bạc tỷ.

Đang có những đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo hàng nghìn việc làm tại địa phương. Tuy nhiên, ‘bài toán’ lớn nhất của các HTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện tại vẫn là gia tăng giá trị sản phẩm và thị trường tiêu thụ bền vững. 

Đẩy mạnh khâu tổ chức sản xuất, chủ động trong liên kết... đang là hướng đi mới giúp các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không chỉ giải quyết bài toán đầu ra trước mắt, tránh được chuyện \"được mùa - mất giá\" mà còn nâng cao đời sống của người dân ở địa phương này.

Với phương châm “người dân tự vươn lên thoát nghèo, có sự hỗ trợ của Nhà nước và được cộng đồng giúp đỡ”, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đang từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất có thể. Nhất là phát huy tinh thần nội lực, tạo mối liên kết để phát triển kinh tế hợp tác, nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững. 

\"IMG_0586( Một số hình ảnh tại buổi lễ kỷ niệm)

Sáng ngày 11/04/2023, Liên minh HTX tỉnh Khánh Hòa tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Liên minh Hợp tác xã tỉnh Khánh Hòa (1993 - 2023) và 12 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam (11/04/2011 – 11/04/2023). Tham dự buổi lễ có Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Văn Nghị - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; Hồ Văn Mừng - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng - Ủy viên BTV Tỉnh Ủy - Bí thư Thành ủy Nha Trang; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh- Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể tỉnh; và bà Phạm Thị Xuân Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh - Tỉnh ủy viên đến dự.

Những sản phẩm đặc trưng được tạo ra từ thịt lợn thảo dược tại HTX Nông nghiệp hữu cơ Bình Minh (xã Danh Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang) đã tạo việc làm cho hàng chục lao động và cho doanh thu hơn 25 tỷ đồng/năm, mở hướng làm giàu bền vững cho người nông dân vốn quanh năm “chân lấm tay bùn”.

Với đặc thù riêng của một huyện miền núi, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đang cho thấy sức sống lớn của các HTX nông nghiệp là động lực cho giảm nghèo bền vững, tạo ra mối liên kết chuỗi giá trị nông sản và tiên phong làm nông nghiệp sạch.

Hiện nay, tại tỉnh Ninh Bình, đã và đang tập trung huy động nguồn lực, xây dựng nhiều mô hình để giảm nghèo bền vững với mục tiêu mỗi năm giảm bình quân 5% số hộ nghèo. Một trong những mô hình giảm nghèo được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự nhiên, mang lại hiệu quả kinh tế cao là mô hình trồng cây nấm dược liệu.

Các mô hình kinh tế HTX không chỉ giúp thành viên, nông dân tăng thu nhập, mà còn mà còn giữ vai trò quan trọng làm thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn ở Lai Châu.

Từ mô hình canh tác lúa theo nguyên tắc hữu cơ, cải tiến (SRI), HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nam Cường (Thái Bình) đã tăng giá trị sản phẩm bán ra 200%. Nhờ đó đã tăng thu nhập cho các thành viên, người nông dân và góp phần phát triển kinh tế của địa phương.