Qua sự cố của hãng dược phẩm Hoa Linh, nhiều HTX sẽ rút ra được bài học đắt giá khi muốn hợp tác với các KOL (Key Opinion Leader - người tư vấn quan điểm chính) hay KOC (Key Opinion Consumers - người tiêu dùng chủ chốt), nhất là với những HTX lần đầu tiên bán hàng theo hình thức livestream.

Trên sườn núi xã Chiềng Mung (Mai Sơn, Sơn La), trang trại trồng nho công nghệ cao của gia đình ông Nguyễn Đình Tuấn đang cho những vụ mùa bội thu. Năm 2022, nho cho thu hoạch 9 tấn quả tươi, giá bán trung bình 140.000 đồng/kg, ông Tuấn thu về trên 1,2 tỷ đồng.

Ðể phát huy thế mạnh cây ăn trái, những năm qua, tỉnh Tiền Giang chủ trương đẩy mạnh xây dựng các vùng chuyên canh, tạo vùng nguyên liệu để tổ chức thu mua, chế biến và xuất khẩu. Các HTX, tổ hợp tác trở thành chỗ dựa cho nông dân sản xuất, làm giàu.

Những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông dân huyện Diên Khánh nổi bật với kinh tế tập thể và liên kết sản xuất mang lại hiệu quả cao và bền vững. Thành quả ấy đến từ tinh thần đoàn kết, tiên phong của các hội viên, nông dân, sự hỗ trợ tích cực của các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn huyện.

 

Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) được Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách xem xét vào sáng nay (5/4).

Dù đã có những bước tiến dài, tuy nhiên để nông sản HTX tiếp cận sâu hơn vào các chuỗi bán lẻ hiện đại, những siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch hàng đầu cần cái bắt tay của cả “ba bên”, từ người sản xuất, đơn vị tiêu thụ và sự kết nối từ phía các sở, ngành liên quan.

Mô hình kinh tế hợp tác đã giúp nhiều người dân có việc làm và thu nhập ổn định tại khu vực nông thôn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Điều này cho thấy hỗ trợ phát triển các HTX chính là góp phần thiết thực vào chương trình giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Để mô hình hợp tác vùng dân tộc thiểu số và miền núi tồn tại và phát triển bền vững rất cần phải đón bắt xu thế tích hợp đa giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.
Tính đến đầu năm nay, toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ có 9/158 hợp tác xã (HTX) được vay vốn ngân hàng với dư nợ hơn 63,7 tỷ đồng. Các hợp tác xã đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, nguyên nhân chủ yếu là do không có tài sản thế chấp.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.