Vai trò của phụ nữ trong phát triển lâm nghiệp; một số giải pháp để phụ nữ khu vực nông thôn giảm nghèo bền vững
Trong giai đoạn 2022- 2030, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã ở nước ta bước sang giai đoạn phát triển mới, xu hướng mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang tăng mạnh; ngày càng nhiều hợp tác xã trong nông,lâm nghiệp tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh theo chuối giá trị, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong những năm gần đây cho thấy phụ nữ đang tích cực tham gia thành lập, quản lý, điều hành các HTX, THT trong nhiều ngành lĩnh vực, trong đó có không ít HTX, THT trong nông, lâm nghiệp. Chỉ tính trong 5 năm gần đây (2016-2020) cả nước đã có 10.749 HTX mới được thành lập (bình quân mỗi năm có 2.150 HTX mới được thành lập); tăng 2,6 lần so với giai đoạn 2011-2015. 81 LHHTX mới được thành lập (bình quân mỗi năm có 16 liên hiệp hợp tác xã được thành lập); tăng 4 lần so với giai đoạn 2011-2015. Trong số các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới được thành lập có rất nhiều phụ nữ tham gia sáng lập viên, tham gia quản lý, điều hành và làm việc thường xuyên tại các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nay. Ví dụ: Liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Sơn La (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) thành lập năm 2017 do bà Phan Diệu Vân làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành; Hợp tác xã lâm nghiệp Bản Tùy (tỉnh Hà Giang) được thành lập năm 2017 do chị Nguyễn Thị Nhung làm giám đốc; Hợp tác xã công nghiệp- thương mại Việt Tiến (tỉnh Thanh Hóa) do chị Nguyễn Thị Lý làm Chủ tịch Hội đồng quản trị- Giám đốc được thành lập năm 2013, … đến nay các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã này đang hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong đó chủ yếu là nữ là những ví dụ điển hình, minh chứng cho vai trò của phụ nữ trong phát triển HTX, THT trong đó có ngành lâm nghiệp là rất quan trọng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong tình hình mới; Nghị quyết số 19- NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, HTX 10 năm 2021-2030; Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, …
Có các cơ quan tuyên truyền, vận động phát triển hợp tác xã: Báo Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, … đây là những cơ quan quan trọng để tuyên truyền phát triển hợp tác xã trong những năm tới.
- Được Chính phủ giao xây dựng Đề án: Hỗ trợ phát triển hợp tác xã phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2021 - 2030. Nếu được Chính phủ phê duyệt, sẽ có nguồn lực tài chính đáng kể để tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển được nhiều hợp tác xã do phụ nữ quản lý và tạo việc làm cho phụ nữ trong giai đoạn 2022-2030.
Đây là những thuận lợi cơ bản mang tính quyết định thành công trong hoạt động hỗ trợ phát triển hợp tác xã do nữ quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ trong giai đoạn 2022-2030 và những năm tiếp theo.
Một số giải pháp hỗ trợ phụ nữ nông thôn giảm nghèo bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2022-2030
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đây là giải pháp số 1 và mang tính quyết định. Nếu các cấp Hội Phụ nữ không có đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu về bản chất, nguyên tắc, vai trò, vị trí của mô hình hợp tác xã trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ phát triển hợp tác xã do nữ quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ thì có thành lập được hợp tác xã, chỉ sau một thời gian ngắn, nếu không có sự hỗ trợ tiếp sẽ có nguy cơ giải thể sớm; tương tự như các dự án hỗ trợ của một số tổ chức nước ngoài đã được thực hiện ở Việt Nam. Do đó, giải pháp số 1 là phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ này cho các cấp Hội Phụ nữ.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo: Ban Chấp hành Hội Phụ nữ các cấp phải đưa chương trình (đề án) hỗ trợ phát triển hợp tác xã đối với phụ nữ vào Nghị quyết của các kỳ đại hội, chương trình công tác toàn khóa và từng năm của mỗi cấp Hội Phụ nữ với những chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, sơ kết, đánh giá định kỳ để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, xử lý những nội dung chưa đạt yêu cầu, các khó khăn, vướng mắc, những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động này ở từng cấp Hội cụ thể.
Đổi mới công tác tuyên truyền, thông tin:
- Về nội dung tuyên truyền, thông tin: không nên tuyên truyền quá nhiều nội dung cùng một lúc mà nên tập trung tuyên truyền, thông tin sâu về một số nội dung mang tính cốt lõi, như: bản chất hợp tác xã do phụ nữ quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ; cơ chế, chính sách , pháp luật của Nhà nước đối với hợp tác xã, thành viên hợp tác xã, đối với lao động nữ; Lợi ích của việc phụ nữ thông qua hợp tác xã để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, … (qua các ví dụ cụ thể là các hợp tác xã do phụ nữ quản lý hoạt động hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho chị em ở trong và ngoài nước) để phụ nữ hiểu, tự nguyện thành lập hợp tác xã sẽ bền vững hơn.
- Về phương pháp tuyên truyền, thông tin: Gián tiếp: là thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và các địa phương viết tin, bài, phóng sự, ấn phẩm, phim, ảnh, … để tuyên truyền, thông Trực tiếp là không thông qua bất kỳ phương tiện nào mà trực tiếp tuyên truyền, thông tin cho các đối tượng đã được lựa chọn. Người thực hiện công tác tuyên truyền, thông tin phải là những cá nhân có kỹ năng thuyết phục, có kinh nghiệm thực tế.
- Về hình thức tuyên truyền, thông tin: Biên soạn các tin, bài, phóng sự,… để đăng tải trên các phương tiện thông tin và truyền thông như: báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử trên internet, … Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về mô hình hợp tác xã có nhiều phụ nữ tham gia, hoạt động hiệu quả để tuyên truyền
Đổi mới công tác triển khai các chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã
Bên cạnh đó, một số các giải pháp khác như :
Tăng cường hợp tác quốc tế: Các hợp tác xã trên thế giới đã có lịch sử hơn 200 năm hình thành và phát triển và hiện nay vẫn đang phát huy vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó có rất nhiều HTX nông, lâm nghiệp có nhiều nữ là thành viên, như: Phần Lan, Hà Lan, Nhật Bản, Canada, … Các tổ chức quốc tế như: Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức lương thực và lâm nghiệp Phần Lan (FFD) Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), ... cũng rất quan tâm đến hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thanh niên, phụ nữ, … đây là cơ hội tốt để mời gọi hợp tác, hỗ trợ trong những năm tới.
Hợp tác với các chuyên gia: Trong hoạt động tư vấn phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã có nhiều cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các viện nghiên cứu, các trung tâm, trường đào tạo, … nay đã nghỉ theo chế độ, nhưng họ vẫn còn sức khỏe, kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và họ sẵn sàng giúp các cấp hội phụ nữ tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển hợp tác xã lâm nghiệp. Do đó, các cấp hội nên nghiên cứu, xây dựng cơ chế,chính sách để thu hút số chuyên gia này tham gia trong các hoạt động tư vấn, hướng dẫn phát triển hợp tác xã trong giai đoạn 2022-2030./.
Theo vca.org.vn